Từ lúc chào đời, hệ miễn dịch của bé vẫn còn non nớt và chưa phát triển toàn diện, nên bé có thể mắc phải một số bệnh mà người lớn chúng ta có thể vượt qua. Vắc-xin phát huy tác dụng qua việc tạo một lượng Protein (kháng nguyên) của một số loại bệnh, vừa đủ để kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể mà không gây nhiễm bệnh. Con bạn nhờ vậy sẽ có sức đề kháng tự nhiên cần thiết để tự bảo vệ khi tiếp xúc với các căn bệnh thực sự trong tương lai.
Khi nào cần tiêm chủng cho bé?
Tháng tuổi | Vắc-xin cần tiêm | Mũi tiêm/uống |
Sơ sinh (càng sớm càng tốt) | - BCG (phòng lao) - Viêm gan B | - 1 mũi - Vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh |
2 tháng tuổi | - Bại liệt - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B - Hib | - Bại liệt lần 1 - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B – Hib mũi 1 |
3 tháng tuổi | - Bại liệt - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B - Hib | - Bại liệt lần 2 - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B – Hib mũi 2 |
4 tháng tuổi | - Bại liệt - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B – Hib mũi 1 | - Bại liệt lần 3 – Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B – Hib mũi 3 |
9 tháng tuổi | - Sởi | - Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi - Mũi 2 tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi |
18 tháng tuổi | - Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván mũi 4 - Sởi mũi 2 | - |
Lịch tiêm chủng thu phí cho trẻ em dưới 15 tuổi
LOẠI THUỐC NGỪA | NGÀY TIÊM SƠ KHỞI | NGÀY TIÊM NHẮC LẠI |
TRÁI RẠ (VARILRIX) | Chỉ tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi. + từ 12 tháng đến dưới 13 tuổi: Tiêm một mũi duy nhất + từ 13 tuổi trở lên: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 6 tuần lễ | Không cần tiêm nhắc lại |
VIÊM GAN SIÊU VI B (EUVAX B) | Lịch tiêm tùy thuộc vào nguy cơ mắc bệnh: + Nguy cơ ít (*) , chích 3 mũi: - Mũi 1: bất cứ lúc nào. - Mũi 2: cách mũi đầu tiên 4 tuần lễ. - Mũi 3: cách mũi đầu tiên 6 tháng. + Nguy cơ cao (*) chích 4 mũi: - Mũi 1: bất cứ lúc nào. - Mũi 2: cách mũi đầu tiên 4 tuần lễ. - Mũi 3: cách mũi đầu tiên 2 tháng. - Mũi 4: cách mũi đầu tiên 12 tháng. | Tiêm nhắc lại một mũi duy nhất. + Nguy cơ ít 5 năm sau mũi đầu tiên + Nguy cơ cao 8 năm sau mũi đầu tiên. |
THƯƠNG HÀN (TYPHYM VI) | Tiêm một mũi duy nhất cho trẻ trên 5 tuổi. | - Mỗi 3 năm tiêm nhắc 1 lần. |
VIÊM MÀNG NÃO MŨ (HIBERIX) | Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 6 tháng tuổi, chích 3 mũi: - Mũi 1: trong lứa tuổi trên. - Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần. - Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tuần | Chích nhắc lại một mũi, cách mũi 3: 12 tháng. |
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi, chích 2 mũi: - Mũi 1: trong lứa tuổi trên. - Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần | Chích nhắc lại một mũi cách mũi 2 : 12 tháng. | |
Từ 1 đến dưới 5 tuổi, chích 1 mũi duy nhất | Không cần tiêm nhắc | |
QUAI BỊ – SỞI - BAN HỒNG HAY RUBELLA (MMR) | Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi, chích một mũi duy nhất | Chích nhắc lại một mũi khi trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi. |
VIÊM NÃO NHẬT BẢN B | Chỉ tiêm cho trẻ trên 1 tuổi, tiêm 3 mũi: - Mũi 1: trong lứa tuổi trên. - Mũi 2: cách mũi đầu tiên 1 tuần. - Mũi 3: cách mũi đầu tiên 1 năm. | - Mỗi 3 năm tiêm nhắc 1 lần. |
VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU LOẠI A VÀ C(MENINGO A + C) | Trẻ trên 18 tháng tuổi: tiêm 1 mũi | - Mỗi 3 năm tiêm nhắc 1 lần. |
CÚM (VAXIGRIP) | Từ 6 tháng đến 8 tuổi: 1 mũi. Từ 9 tuổi trở lên: - Mũi 1: trong lứa tuổi trên. - Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần | Tiêm lại mỗi năm. |
BẠCH HẦU – HO GÀ – UỐN VÁN – BẠI LIỆT (TETRACOQUE) | Mũi 1: khi trẻ tròn 2 tháng Mũi 2: khi trẻ tròn 3 tháng Mũi 3: khi trẻ tròn 4 tháng | Mũi 4: sau mũi 3 ít nhất 12 tháng. Không sử dụng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. |
BẠCH HẦU – UỐN VÁN (DTVAX) | Được dùng để tiêm thay thế cho thuốc kết hợp Bạch hầu- Ho gà – Uốn ván cho những trẻ nghi ngờ bị dị ứng với Ho gà. Lịch tiêm giống như Bạch hầu- Ho gà – Uốn ván – Bại liệt | Không sử dụng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. |
Riêng đối với vắc-xin phòng chống bại liệt, bé có thể được uống hoặc tiêm ngừa. Lịch chủng ngừa ở trên chỉ là tham khảo vì mỗi trung tâm y tế/bệnh viện sẽ có 1 phác đồ chủng ngừa khác nhau.
Phần lớn tiêm chủng là rất an toàn và rất hiếm trường hợp bị dị ứng với vắc-xin. Tuy nhiên, một số bé có phản ứng nhẹ với vắc-xin, ví dụ như bị sốt nhẹ trong thời gian ngắn, sưng phồng hoặc tấy đỏ xung quanh chỗ tiêm. Vì vậy trong một số trường hợp, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Ngoài một số triệu chứng đã nêu trên, hầu như bé không phải chịu bất kỳ phản ứng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm nào khi bé được tiêm chủng. Chắc chắn bé sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi mắc phải các căn bệnh này nếu không được bảo vệ ngay từ nhỏ.
Nếu bạn vẫn e ngại bé yêu gặp phải một số phản ứng phụ với một loại vắc-xin nào đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để yên tâm.
0 comments :
Đăng nhận xét